Các loại tỷ giá hối đoái - Phân loại tỷ giá hối đoái

⁘ Thứ Sáu, 21/04/2017 trong Kiến thức chung

Trong giao dịch ngoại hối, tín dụng và thanh toán thương mại quốc tế, các loại tỷ giá hối đoái khác nhau được hình thành và phục vụ mục đích khác nhau. Một số loại tỷ giá sau đây thường được sử dụng và có mối quan hệ gắn bó với nhau.
Các loại tỷ giá hối đoái - Phân loại tỷ giá hối đoái

Hình ảnh cho bài viết Các loại tỷ giá hối đoái - Phân loại tỷ giá hối đoái

Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối

Tỷ giá điện hối (T/T Rate)

Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá này được yết tại các điểm giao dịch ngoại hối, trên các bảng điện và là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.

Tỷ giá thư hối (M/T Rate)

Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.Tỷ giá thư hối bằng tỷ giá điện hối trừ đi lại phát sinh trong thời gian chuyển thư hối.

Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế

Tỷ giá Séc (Cheque Rate)

Là tỷ giá áp dụng cho việc mua bán các loại séc ngoại tệ. Tỷ giá séc thấp hơn tỷ giá điện hối. Tùy thuộc vào loại séc, có tỷ giá séc trả ngay và tỷ giá séc có kỳ hạn.

Tỷ giá hối phiếu trả ngay (Draft Rate)

Là tỷ giá áp dụng cho việc mua bán các loại  hối phiếu có kỳ hạn bằng ngoại tệ. Tỷ giá hối cổ phiếu có kỳ hạn bằng tỷ giá điện hối trừ đi lãi phát sinh từ khi hối phiếu được phát hành đến khi hối phiếu được trả tiền. Khoảng thời gian này bao gồm thời gian chuyển hối phiếu và kỳ hạn của hối phiếu.

Tỷ giá chuyển khoản (Transfer Rate)

Là tỷ giá áp dụng cho việc mua bán ngoại hối mà việc chuyển trả ngoại hối được thực hiện bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng. Trong nhiều trường hợp, tỷ giá chuyển khoản có thể lớn hơn tỷ giá điện hối (nhưng thường chỉ với tỷ giá mua)

Tỷ giá tiền mặt (Cash Rate)

Là tỷ giá áp dụng cho việc mua bán ngoại hối mà việc chuyển trả ngoại hối là bằng tiền mặt.

Căn cứ vào thời điểm giao dịch

Tỷ giá mở cửa (Opening Rate)

Là tỷ giá vào đầu giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày. Tỷ giá mở cửa của một trung tâm giao dịch cụ thể có thể là tỷ giá hợp đồng giao dịch cuối cùng của ngày giao dịch trước(tỷ giá đóng cửa của ngày giao dịch trước) hoặc tỷ giá giao dịch của trung tâm giao dịch gần nhất về địa lý đang giao dịch.

Tỷ giá đóng cửa (Closing Rate)

Là tỷ giá của hợp đồng giao dịch cuối cùng của ngày giao dịch.

Căn cứ vào phương thức giao dịch trên thị trường

Tỷ giá giao ngay (Spot Rate)

Là tỷ giá áp dụng cho việc mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch.

Tỷ giá có kỳ hạn ( Forward Rate)

Là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện sau một kỳ hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng (kỳ hạn có thể là một, 2, 3,…tháng sau). Tỷ giá có kỳ hạn do người kinh doanh tiền tệ tính toán trên cơ sở tỷ giá giao ngay và niêm yết. Tỷ giá có kỳ hạn được xác định theo công thức:

Giải thích:

  • FR là tỷ giá có kỳ hạn;
  • SR là tỷ giá giao ngay ( Tỷ giá điện hối của ngày giao dịch);
  • id là lãi suất của đồng tiền định giá;
  • iy là lãi suất của đồng tiền yết giá.

Cần chú ý mối quan hệ giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn. Mức chệnh lệch giữa tỷ giá có kỳ hạn và tỷ giá giao ngay trong một số trường hợp được biểu hiện dưới dạng điểm tăng (Premiums) hoặc điểm giảm như sau:

Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp:


Trong công thức 3.2 và 3.3 thì n là số tháng của một kỳ hạn

Số điểm tăng hoặc giảm cho thấy đồng tiền tăng giá hoặc giảm giá trong tương lai so với hiện tại. Điểm chênh lệch có thể tính toán dựa vào chênh lệch lãi suất theo lý thuyết cân bằng lãi suất.

Tỷ giá có kỳ hạn cũng khác nhau giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán. Tỷ giá mua có kỳ hạn thấp hơn tỷ giá bán có kỳ hạn và do ngân hàng niêm yết để giao dịch với khách hàng là các ngân hàng khác hoặc các doanh nghiệp, cá nhân.

Như vậy, tùy thuộc vào vị trí của chủ thể trên thị trường (ngân hàng, công ty kinh doanh thương mại quốc tế) mà tỷ giá có kỳ hạn được xác định khác nhau, phục vụ cho mục đích kinh doanh, hoặc giảm thiểu rủi ro. Phương pháp xác định tỷ giá có kỳ hạn trên chỉ mới xem xét dưới góc độ tỷ giá có kỳ hạn trên chỉ mới xem xét dưới góc độ tỷ giá kỳ hạn đơn, nghĩa là người mua/ người bán không quan tâm đến chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán.

Căn cứ vào ngiệp vụ mua bán ngoại tệ

Tỷ giá mua (BID Rate)

Là tỷ giá ngân hàng mua ngoại hối vào.

Tỷ giá bán ( ASK Rate)

Là tỷ giá ngân hàng bán ngoại hối cho khách hàng.

Tại một thời điểm, tỷ giá bán bao giờ cũng lớn hơn tỷ giá mua, chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán (Spreak) là thu nhập của ngân hàng. Tỷ giá mua và tỷ giá bán do ngân hàng niêm yết.


Nguồn: Giáo trình Tín dụng và Thanh toán Thương mại Quốc tế - TS.Trần Văn Hòe ( Chủ Biên)



Tags: Tỷ giá điện hối, Tỷ giá thư hối, Tỷ giá Séc, Cheque Rate, Tỷ giá hối phiếu trả ngay, Draft Rate, Tỷ giá chuyển khoản, Transfer Rate, Tỷ giá tiền mặt, Cash Rate, Tỷ giá mở cửa, Opening Rate, Tỷ giá đóng cửa, Closing Rate, Tỷ giá giao ngay, Spot Rate, Tỷ giá có kỳ hạn, Forward Rate, Phương pháp xác định tỷ giá có kỳ hạn, Tỷ giá mua, BID Rate, Tỷ giá bán, ASK Rate
Các loại tỷ giá hối đoái - Phân loại tỷ giá hối đoái - Web giá
4.0 trên 991 đánh giá